×
Tin tức

Kỹ thuật nuôi cua biển trong bể xi măng hiệu quả nhất

Hiện nay có rất nhiều gia đình đã áp dụng phương pháp nuôi cua đồng trong bể xi măng. Đây là xu hướng nuôi trồng mới mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân. Tuy nhiên muốn có được thành công chúng ta cần phải nắm bắt những kiến thức nhất định. Bài viết dưới đây Hải Sản Trung Nam sẽ chia sẻ kỹ thuật nuôi cua một cách chi tiết cho các bạn cùng tham khảo nhé. 

Nuôi cua biển trong bể xi măng có ưu điểm gì? 

Trước kia cua biển ngoài tự nhiên rất sẵn có, chúng xuất hiện ở nhiều vùng biển khác nhau tại Việt Nam. Tuy nhiên những năm gần đây tần suất khai thác, đánh bắt bằng tàu thuyền lớn ngày càng tăng cao. Hơn nữa nhu cầu mua hải sản của người dân cũng lớn hơn nhiều. Bởi vậy việc cua biển khan hiếm là điều khó tránh.

Trước thực trạng này, con người đã nghĩ ra phương pháp nuôi cua biển trong bể xi măng nhằm tạo nguồn thương phẩm cung cấp ra thị trường. Ưu điểm của phương pháp này là dễ dàng chăm sóc, quản lý số lượng cũng như thu hoạch. giống cua được lựa chọn theo mong muốn của người nuôi. Đồng thời, nếu thành công nó cũng mang về hiệu quả kinh tế khá cao.

Xem thêm:  Cách bảo quản cua biển tươi ngon nhất
Nuoi Cua Bien Trong Be Xi Mang 1
Ưu điểm của phương pháp này là dễ dàng chăm sóc, quản lý số lượng cũng như thu hoạch

Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cua biển trong bể xi măng

Hiện nay, nhiều gia đình đang áp dụng cách nuôi cua biển trong bể xi măng nhằm tăng thêm nguồn thu nhập. Tuy nhiên không phải ai cũng thực hiện hiệu quả mô hình này. Bởi vậy trước khi nuôi, chúng ta cần nắm bắt các kỹ thuật cơ bản sau:

Chuẩn bị bể xi măng thả cua giống

Bê xi măng cần được xây dựng với kích thước từ 4 – 30m2, chiều cao 1.3m. Bể thiết kế dạng hình vuông, hình tròn, chữ nhật, có mái che một phần hoặc toàn bộ. Phần đáy bể rải một lớp cát 3 – 5cm, xếp thêm gạch làm chỗ ẩn cho cua, ở dái có van xả giúp thuận tiện cho việc thay nước. Mực nước trong bể đảm bảo mức 0.7 – 1m, có hệ thống sục khí. Bạn có thể nuôi chung hoặc chia ô nuôi riêng từng con. 

Nuoi Cua Bien Trong Be Xi Mang 2
Chuẩn bị bể xi măng thả cua giống

Cách chọn cua giống thả bể xi măng

Khi đã chuẩn bị xong bể xi măng, người nuôi chọn đủ số lượng cua biển cần nuôi để thả vào bề cùng lúc. Đối với cua đánh bắt được buộc dây cần mang rửa sạch sẽ, cắt bỏ dây, nhẹ nhàng đưa vào từng ô, tránh làm gãy chân và càng cua. 

Tốt nhất, chúng ta nên chọn những con cua cùng một lứa. Bởi đây là loài giáp xác nên khi lột vỏ sẽ rất yếu. Nếu không cùng lứa chúng dễ ăn thịt lẫn nhau trong quá trình lột vỏ. Đồng thời, chọn giống đồng đều, khỏe mạnh, vỏ sáng bóng, nhanh nhạn và không bị mất đi các bộ phận như thân, càng. 

Xem thêm:  Cách nấu súp cua biển thơm ngon tại nhà

Điều kiện nước và nhiệt độ nuôi cua biển

Thông thường, cua biển thích hợp nuôi trong môi trường nước biển có độ mặn từ 25 đến 32‰, độ pH từ 7.5 –  8.5, hàm lượng oxy hòa tan không vượt quá 5mg/l. Nhiệt độ nước từ 27 độ C – 30 độ C, nước không nhiễm bẩn hữu cơ hoặc vô cơ. Mỗi ngày, phải thay 20 – 30% nước trong bể xi măng. Sau đó khoảng 1 tuần hãy vệ sinh toàn bộ bể, phần đáy. Chú ý luôn phải sục khí nhẹ cho cua. 

Nuoi Cua Bien Trong Be Xi Mang 3
Điều kiện nước và nhiệt độ nuôi cua biển

Thức ăn của cua biển nuôi trong bể xi măng

Thức ăn của cua biển rất đa dạng, phong phú. Chúng thường thích ăn cá, tôm, nghêu, sò, vẹm và một số thực vật thủy sinh. Trong đó, cá lớn cắt thành miếng nhỏ, còng gỡ bẻ đôi, vẹm, nghêu, sò xẻ ra lấy thịt rải đều khắp ao cho cua ăn. Nếu cua ăn hết thức ăn thì có thể cho thêm, còn thừa nhiều nên giảm bớt lại. 

Xem Thêm >> Top cách lựa chọn cua ngon để chế biến các món ăn

Vệ sinh bể xi măng nuôi cua biển

Người nuôi phải thường xuyên vệ sinh bể xi măng bằng cách xả hết nước cũ, thay nước mới. Không để cua ăn phải thức ăn đã ôi thiu. Trong tháng đầu khi cua còn bé, 5 ngày thay nước 1 lần. Các tháng tiếp theo thực hiện theo chu kỳ 2 ngày/lần. 

Xem thêm:  Cách ướp hải sản nướng như thế nào thơm ngon chuẩn vị?

Như vậy cua sẽ có điều kiện thuận lợi để nhanh chóng lột vỏ và phòng trừ một số bệnh ký sinh trùng trong cơ thể. Bạn nên thay nước vào buổi trưa, khi cua đang còn nghỉ ngơi trong hang. Nếu thấy con nào chết hãy nhặt ngay ra khỏi bể. Đồng thời trong lúc vệ sinh thay nước cần dùng lưới bịt chặt miệng cống tránh tình trạng cua biển thoát ra ngoài gây thất thoát. 

Nuoi Cua Bien Trong Be Xi Mang 4
Vệ sinh bể xi măng nuôi cua biển

Lời kết

Mong rằng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trong bài viết có thể giúp các bạn hiểu rõ hơn về kỹ thuật nuôi cua biển trong bể xi măng. Mặc dù giải pháp này mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân. Tuy nhiên nếu không áp dụng đúng kỹ thuật mức độ rủi ro cũng khá lớn. 

Bởi vậy tốt nhất chúng ta nên đến cửa hàng Hải Sản Trung Nam để mua cua về sử dụng làm thực phẩm hoặc làm mặt hàng kinh doanh buôn bán. Nguồn hải sản của chúng tôi vừa đảm bảo chất lượng cao, tươi sống 100% mà mức giá thành cũng phải chăng nhất thị trường.

Thông tin liên hệ:

HẢI SẢN TRUNG NAM

  •  Địa chỉ: 508/6 Trường Chinh, P.13, Q. Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh
  •  Hotline: 0937 499 646 – 0937 499 646
  •  Email: haisantrungnam.vn@gmail.com
  •  Website: https://haisantrungnam.vn